Nội dung truyện sex: *******Hè về cuộc sống vui tươi Cá tung tăng lội, mây trôi lững lờ Bạc tiền như nước chảy vô Mẹ càng duyên dáng cơ hồ trẻ ra Nín đi con chớ khóc la... Thơ - Nguyên tác : George Gershwin - Dubose Heyward Phỏng dịch : Vũ Quốc Thế đấy, đã vào hè, nhưng tôi chẳng thấy "cuộc sống vui tươi" tí nào ! Tôi ngồi ườn ra ghế đá công viên - "ngồi ườn ra" không phải là một từ dùng sai chỗ, chẳng qua để dễ nghe một chút. Tôi ngồi trên ghế băng dài chiếm chỗ gần hết chiếc ghế, hai chân xoạc ra, hai tay duỗi dài trên thành ghế . Tôi hình dung nếu có ai đi qua hẳn là sẽ trố mắt nhìn rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi không phải là một cảnh quan xinh đẹp đáng nhìn ở đây. Quần áo bẩn thỉu. Ba ngày chưa tắm giặt và dưới sức nóng, tôi đoán cái mùi từ người tôi bốc ra càng khó ngữi. Nhưng bạn nên ngữi mới đánh giá đúng, chứ nhìn thì vẫn chưa đủ. Tôi cầm chai rượu táo pha cồn và mỗi khi há miệng tôi lại trút cái thứ thuốc độc đáng nguyền rủa ấy vào miệng, một ít tràn qua môi vương vãi trên áo jacket - càng bốc mùi nhiều hơn. Trời nóng bức không nên mặc nhiều quần áo, thế nhưng người người đi lại trên đường vẫn cứ diện vào sơ mi và áo khoác ngoài trước cái nóng mùa hè. Cũng nên thấy rằng một số người không ăn mặc như thế, hãy tưởng tượng nếu họ trông thấy những thứ trên người của tôi đang mặc chắc cũng lộn mửa. Cho dù giặt kỹ vẫn còn thấy kinh khủng, cái quần không vừa với một người có số đo lưng như tôi, cà vạt thắt lòng thòng như dây treo cổ. Một chiếc sơ mi cũ kỹ, chắc đã được mặc từ đời ông đời cha cũng nên. Không cần nói cũng biết là không có cổ áo. Còn chiếc áo jacket thì khỏi nói, không chỉ không hợp với chiếc quần đang mặc, mà còn sờn rách nhiều chỗ, mặc cho ánh nắng xuyên qua . Đôi giày há mỏm, một chiếc mất cả đế. Còn vớ thì tốt nhất đừng nên nhắc đến. Bẩn thỉu như tổ đĩa, cả hai đều như thế. Sau nhiều ngày tìm kiếm Adrian, tôi trông như thế này đây. Tuần rồi, cha anh ấy đến gặp tôi, một người đàn ông mập mạp, mặt đỏ gay, để ria mép, có hàm răng đen xỉn. Trông ông ấy giống như một kẻ uống quá nhiều rượu, hút quá nhiều thuốc lá - tất nhiên người ông ta bốc lên chẳng khác gì cái mùi tìm thấy trong chiếc gạt tàn. Ông ta khập khiểng đi vào văn phòng mé chân phải còn có thêm chiếc gậy chống thật to. "Tôi đã được nghe nói về anh", người đàn ông nói cộc lốc. Giọng nói hách dịch, thô lổ. Tôi nhìn ông ta, chờ đợi ông nói tiếp. Ông ta có nói tên mình nhưng tôi không nhớ. Tôi chỉ gật đầu cho phải phép. "Và tôi có thể giúp gì cho ông, thưa ông... ?" "Ponting", ông ta nói gọn lỏn làm như là tôi đã biết rõ cái tên ấy rồi. Bỗng nhiên tôi nhớ ra, "Có phải ông Ponting ở hãng sơn Ponting ?" Người đàn ông gật đầu và cặp môi thâm xịt nở nụ cười thỏa mãn. Đáng thương thay, cặp môi ấy lại phô ra hàm răng đen kịt vì bám khói thuốc. "Chính xác như thế", người đàn ông nói. Tôi đã có ít nhiều ấn tượng. Sơn của Ponting tất nhiên nổi tiếng cả nước sau vài chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên ti vi, ở đó một con chó thật to đã được huấn luyện, cắn chiếc cọ sơn giữa hàm. Không biết sơn tốt cỡ nào nhưng càng quảng cáo nhiều thì có nhiều người biết đến. Quả thực con chó trông rất dễ thương. Người ta biết đến con chó nhiều hơn là thương hiệu hãng sơn. "Thưa ông Ponting, có vấn đề gì ạ ?" Gương mặt người đàn ông tối sầm, ngay lập tức ông ta trông giống như một gã chủ hiệu thực phẩm ngoài chợ đang nổi lôi đình vì một thằng bé lấy cắp quả táo bỏ chạy, hơn là một ông chủ hãng sơn đáng giá bạc triệu. "Thằng Adrian là con trai tôi", người đàn ông nói. Tôi gật đầu tỏ vẻ hiểu biết. Lại chuyện con trai, tôi lặng thinh, chuyện lớn rồi đây. "Nó bỏ nhà đi rồi", người đàn ông nói tiếp. "Sao ông không báo cảnh sát", tôi gợi ý. "Tôi không thích", người đàn ông nói,"Anh thấy đấy, nó mười chín tuổi rồi còn gì. Đủ trưởng thành để tự quyết định mọi chuyện". Tôi lại gật đầu, "Chắc là có nguyên nhân gì đó. Có lẽ là cãi nhau. Tôi cần biết rõ chi tiết hơn, thưa ông". Đó là một việc khó, giống như tìm kim đáy bể, nhưng ngẫu nhiên tôi có tấm hình chàng trai. Arian là chàng trai trẻ ở đại học, học khá xuất sắc năm thứ hai, có triển vọng tốt. Nhưng sau đó thì sự việc chuyển sang một hướng khác, "Nó đi chơi với đám du thủ du thực ấy", tất nhiên điều ấy làm ông bố Ponting thất vọng. Có dấu hiệu anh chàng nghiện ma túy - Ồ, có 90% sinh viên chưa tốt nghiệp đều nếm qua thứ ấy bằng cách này hay cách khác, tôi chẳng hề ngạc nhiên vì điều ấy. Phải có "chuyện rắc rối" gì đó giữa những người trong gia đình như cha mẹ, anh chị em với nhau mà không tiện nói. "Tình cờ", ông Ponting nói, "tôi biết được chuyện. Chúng tôi cãi nhau kịch liệt và nó nó bỏ nhà đi mất. Chúng tôi tưởng là nó về trường đại học, nhưng tìm ở đấy không thấy nó. Từ đó đến nay tôi không nghe gì về nó nữa - chuyện ấy xảy ra cách đây 6 tuần". "Lần cãi vả sau cùng xảy ra khi nào, thưa ông ?" "Ồ, chắc anh cũng hiểu. Chúng tôi, bên nào cũng nói những điều mà thực tâm không muốn nói như thế". "Chính xác là nói gì ?", tôi hỏi. Ponting đằng hắng. Hình như người đàn ông này đang cân nhắc chuyện gì đó. "Adrian nói nó sẽ sống cuộc sống của riêng nó. Tôi bảo nó không sống nổi nếu không có tiền của tôi, cả đời nó tôi đã tốn bao nhiêu tiền của. Nó không công ăn việc làm, chẳng có năng lực gì thật sự, không thích kinh doanh, không biết vận dụng. Cái gì cũng không hết, tất nhiên sẽ bị đào thải. Nó nói nó có thể làm mọi việc mà không cần đến tôi, không cần tiền của tôi. Thế là nó bỏ đi". "Cậu ấy có tiền không ?", tôi hỏi, "thẻ tín dụng chẳng hạn, hoặc vay mượn từ bạn bè, họ hàng, hoặc của mẹ ?" Ponting lắc đầu, "Con tôi, tôi biết. Nó chẳng có gì cả". "Ông nghĩ cậu ấy có khả năng đi đâu ? Cậu ấy có thể ở nhờ với ai đó được chăng ?" "Chúng tôi đã cố tìm mọi chỗ. Bạn bè nó. Không có kết quả. Tôi nghĩ nó đang lang thang ngoài đường, có lẽ ở đâu đấy trong thành phố London này". "Thôi được, ông Ponting, tôi sẽ cố hết sức mình". Sau đó chúng tôi bàn thêm về điều kiện, mà người đàn ông mau chóng chấp nhận, sau đó bàn chi tiết về cách thức liên lạc, hỏi tên và địa chỉ bạn bè Adrian.... và người đàn ông ký vào bản hợp đồng. Người đàn ông trao tôi một tấm hình của Adrian. Thoạt nhìn, tôi thấy ngay đó là một thanh niên có gương mặt tươi vui, mắt xám, tóc màu vàng nhạt, nhưng nụ cười - nếu nhìn kỹ chỉ là sự vui tươi giả tạo. Ponting đứng dậy sắp sửa ra về thì tôi ngăn lại, "Còn một điểm cuối cùng thưa ông", tôi hỏi, "lần cãi nhau cuối cùng thực chất là cãi về chuyện gì ?" Người đàn ông vờ vịt khoác tay cố né tránh câu hỏi, "Anh biết rồi đấy", người đàn ông đáp, "toàn là chuyện gia đình thôi". "Tôi không biết gì cả", tôi nói, "nhưng tôi cần biết. Có thể đó là yếu tố quan trọng". "Tôi không nhớ nữa", người đàn ông đáp, ngay cả khi biết rằng ông ta nói dối tôi cũng không nài ép thêm. Vậy là tôi có mặt ở đây, một mình lang thang trên phố, giống như một kẻ không nhà để tìm cái kẻ bất cần đời kia. Có nhiều việc cần phải suy tính, đi đâu, làm gì, quan trọng hơn là, cái gì không nên làm. Tránh mặt ai, tìm ở những chỗ an toàn được mệnh danh là "khu vực xanh", đơn giản chỉ có nghĩa là nơi không có những nguy cơ rình rập. Nơi tôi đang ngồi là một trong số những khu vực xanh ấy. Người người qua lại, một số người tỏ ra nghi ngờ, một số khác chỉ ngạc nhiên nhưng không có ác cảm. Tôi dò la một cách cẩn thận, vì không muốn để ai biết thực chất tôi đang tìm người. Tôi có tên, có mô tả nhân dạng, thời điểm xảy ra chuyện, dù vậy tôi vẫn không dùng đến tấm hình. Nhưng không ngon ăn chút nào. Luân Đôn là một chốn rộng lớn. Người tứ xứ tụ tập về đây và tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu. Nhưng tôi có chút ít dấu vết. Có người thấy một gã thanh niên theo lời tôi mô tả ở khu vực công viên Finsbury - tôi phải giải thích rằng tôi nợ người ấy một ân huệ và muốn tìm gặp để đáp đền. Cứ hỏi bà "Trưởng lão Cái bang", người này khuyên tôi như thế. Bà ta luôn có mặt ở công viên. Vì thế tôi mới xuất hiện ở nơi này, lười nhác dưới ánh mặt trời và nghĩ xem có cách nào kiếm sống dễ dàng hơn không thì lúc ấy... "Chúa ơi ! Matt ! Chuyện gì xảy ra với anh vậy ?" Giọng nói của quá khứ, mặc dầu không phải là một quá khứ xa xôi cho lắm. Cái anh chàng Paul Massingham tóc hung, người tình cũ, tôi vẫn yêu, nếu buộc phải thừa nhận, trong tâm tưởng của tôi. Paul dáng dong dỏng cao, mảnh khảnh và đầy vẻ quyến rũ, còn tôi, trông chẳng ra hình dạng gì, chẳng khác nào một cái thùng rác trong ba tháng qua. Tệ thật ! Biết ăn nói làm sao ... Và tôi lập tức nhìn thấy kẻ bám sau lưng Paul, hàng lô lốc những chiếc túi nhựa đựng thứ gì đó bên trong mà tôi không rõ - Bà "Trưởng lão Cái bang", chính là người tôi đang mong gặp mặt - vì vậy tôi không cần phải đi đâu xa nữa. Tôi giải thích với Paul một cách mơ hồ. "Vì công việc", tôi lẩm bẩm nói qua kẽ răng, "Lâu lắm rồi anh chưa có cơ hội đụng vào ai cả", lần này lời nói lớn hơn cố tình cho người đàn bà kia nghe. "Vì cái gì ?", Paul hỏi. "Vì em", tôi nói lớn, "Em có thể ngồi đây một chút như bao nhiêu người khác... ", tôi nói nhưng mắt vẫn lơ đãng, "cho anh sờ một chút thôi", tôi nói nhỏ. Rõ ràng Paul tỏ ra sững sốt, thậm chí là có thể nổi nóng vì thái độ sàm sở của tôi. Nhưng Paul ngẫm nghĩ gì đó rồi nói, "Anh phải tắm trước đã", sau đó bỏ đi một nước, không quay lại nhìn lần nào. Lẽ ra tôi phải nhìn kỹ để đoán xem phản ứng của Paul thế nào nhưng tôi còn có việc phải làm. Người đàn bà được mệnh danh là "Trưởng lão cái bang" - không ai biết tên thật của bà - đang ngồi xổm trên ghế dài kế bên tôi, lưng dựa ra sau thành ghế để ánh mặt trời chiếu lên mặt mình. Quanh người đàn bà này lủng lẳng những túi nhựa, màu đen, loại túi đựng rác. Bên trong chứa những tài sản của bà và bà trông giữ cẩn thận như sợ người khác cướp mất, sẵn sàng nhe hàm răng đen kịt gầm gừ đe dọa nếu có ai đến gần. Bên trong những chiếc túi ấy là tất cả những gì bà có được, từ việc lượm lặt ở các thùng rác nếu Đến nơi, tôi nghe tiếng còi rúc lên. Một số người đang say mê đứng xem số nam sinh đang đua thuyền quanh hồ. Một xe cảnh sát, một xe cứu thương chạy dọc theo đường Spaniards hụ còi ầm ỉ, nhân viên cảnh sát và nhân viên y tế đổ xô vào con đường hẹp dẫn tới một khu vực cây cối um tùm được gọi là đường Heath nối dài. Bỗng dưng tôi cảm thấy lạnh xương sống nên lật đật chạy theo họ. Cách đó khoảng 100 yards khu vực bên dưới rừng cây, có một người cầm điện thoại di động đứng đó. Lúc cảnh sát đến nơi, người này chỉ vào bụi cây mâm xôi bên vệ đường. Tôi thấy có người nằm đó, mặc đồ màu xanh, tóc vàng cắt ngắn. Một nhân viên y tế quỳ bên cạnh đang bận rộn với việc cấp cứu. Một viên cảnh sát quay lại, đối diện với tôi và những kẻ hiếu kỳ đến xem. "Không có gì hết", viên cảnh sát nói, "Xin lùi lại đi, đừng cản trở công việc của cảnh sát". Tôi hít một hơi dài rồi nói, "Tôi biết người này". Viên cảnh sát nhìn tôi từ đầu tới chân, nhìn bộ quần áo như tổ đĩa, khó có thể tin lời một gã như thế này, vì thế người cảnh sát này nói "Đây không phải là chuyện đùa, thưa ông". Tôi có thể hiểu cái gọi là "thưa ông" kia hàm ý gì. Tôi lấy ra tấm hình và đưa cho viên cảnh sát xem. "Có đúng là người này không ?" Viên cảnh sát cầm tấm hình xem qua rồi quay lưng đi tới đám người đang vây quanh cái thi thể kia. Họ trao đổi gì đó, cô nhân viên y tế đứng dậy, lắc đầu, sau đó có một viên hạ sĩ cảnh sát xoay người lại ra dấu bảo tôi đến gần, những người khác hiếu kỳ cũng muốn đến xem nhưng đều bị chặn lại. Chàng trai nằm ngữa, ánh nắng xuyên qua cành lá chiếu trên gương mặt. Mắt mở trừng trừng, miệng há to giống như đang la lên. Mái tóc vàng rũ rượi. Cái vật màu xanh mà tôi nhìn thấy là chiếc áo pull. Khi tôi đến nơi thì người ta đã đặt chàng trai lên băng ca, tôi thấy sau gáy chàng trai có một vết màu nâu sẫm. Có ai đó đập vào gáy chàng trai. "Thôi được, con trai", viên hạ sĩ cảnh sát nói, "tốt hơn hết là kể cho chúng ta nghe về những điều con biết đi nào". Sau đó, tức là sau khi tôi trình "giấy ủy nhiệm" (tức tấm hình), thì tôi giải thích sự có mặt của mình, thực hiện việc tìm con theo yêu cầu của cha Adrian Ponting, rồi cách tôi theo đuổi chàng trai từ công viên Finsbury cùng với việc thu thập thông tin từ nhiều người trên đường tới đây như thế nào, và những người biết rõ sự việc làm chứng cho tôi, thế là tôi được phép về nhà. Coi như công việc đã kết thúc. Tôi đã tìm được Adrian và ngay lúc này hẳn là ông Ponting đã nghe được tin tức. Tôi hiểu rằng mình có thể liên lạc với ông ấy chậm một chút cũng không sao, nếu như ông ấy không chủ động liên lạc với tôi trước. Nói vắn tắt, tôi nghĩ về món thù lao của mình. Tôi cởi bộ quần áo kinh tởm của mình và bước vào vòi sen, ở đó tôi bỏ ra nửa giờ để tẩy rửa những chứng tích của nhiều ngày không tắm gội. Nhưng khi nghĩ đến cái thi thể chàng trai tên Adrian thì tôi không thể ngâm mình lâu hơn được. Không thấy đói cũng không muốn ở một mình. Tôi có thể điện thoại cho những người mình quen biết nhưng tôi biết rằng nếu tôi liên lạc được thì sẽ bắt đầu bằng câu chuyện về chàng trai Adrian, nhưng tôi không muốn thế. Vì với hầu hết trong những người này, câu chuyện sẽ trở thành một chuyện tục tĩu, dâm ô, tôi quá quen chuyện ấy rồi. Rồi tôi chợt nhớ tới Paul. Tôi còn nợ chàng trai một lời giải thích sau lần gặp nhau sáng nay. Phải chăng tôi muốn quan hệ trở lại với cậu ấy ? Thời gian qua, việc chia tay nhau đã là một chịu đựng khó khăn. Tôi quay số. Nếu như cậu ấy không có nhà, thì tôi sẽ coi như không có chuyện gì. Đến hồi chuông thứ ba, Paul trả lời điện thoại, nghe tiếng cậu ấy mà hai đầu gối tôi phát run. Hy vọng không lộ ra qua giọng nói của tôi. "Xin lỗi về chuyện sáng nay", tôi nói, "Chắc hẳn em nghĩ rằng anh đã bỏ qua dịp may của mình". "Chúa ơi, Matt", Paul nói, "Em không nghĩ vậy đâu. Nếu anh không mở mắt nhìn, có lẽ em đã dúi tờ giấy 10 pao vào bàn tay bẩn thỉu của anh rồi". "Anh không đáng giá hơn 10 pao hay sao ?", tôi hỏi đùa. Dù vậy, giọng nói của Paul vẫn tỏ ra nghiêm túc "Anh chỉ đáng chừng ấy mà thôi", chàng trai nói, hai đầu gối tôi va vào nhau. "Mọi chuyện như thế nào vậy ?" "Đó là một câu chuyện dài", tôi đáp. "Có muốn kể cho em nghe không ? Nếu rảnh, mình đi kiếm thứ gì uống đi - nhưng anh phải tắm trước mới được !" Tôi đang rảnh, lại vừa tắm xong. Ngữi mùi cũng không đến nổi mất mặt, tôi nghĩ thầm như thế. Chúng tôi gặp nhau tại quán "Thanh gươm và Khẩu súng" ở đầu đường, chỗ rẽ vào nhà Paul. Tôi có xe riêng, nhưng Paul thì không. Tôi ngồi đối diện và chăm chú nhìn Paul, cứ như mới lần đầu gặp nhau. Tóc hung, thẳng nếp nhờ vuốt gel. Mày đậm. Tôi quan sát gương mặt chàng trai, trẻ trung, tươi tỉnh. Tôi có thể nhớ từng đường nét trên cơ thể chàng trai với làn da mềm mại, mịn màng. Đôi mắt nâu vô tư và nụ cười quyến rũ. Chàng trai ít nhiều có thay đổi không mặc "hàng hiệu" nữa, bây giờ đang mặc chiếc áo pull trắng, càng trông sạch sẽ và khỏe khoắn. Nhìn chỉ muốn lột trần, tôi nhận ra mình đang bị kích động. Nhưng tôi đã cắt đứt quan hệ và tự hỏi không biết mình có còn cơ hội nữa không. "Rất vui vì gặp lại anh, Matt", Paul nói, "Em nhớ anh nhiều lắm". "Coi nào, chắc là chỉ mới nhớ từ lúc sáng phải không ?". Chàng trai nhăn mũi cười, đúng như điều tôi đã hình dung, trí nhớ của tôi cũng còn tốt chán. "Luôn nhớ anh. Không bao giờ anh tỏ ra nghiêm túc, dù chỉ một lúc". "Có lẽ anh không muốn đau khổ lần nữa". Chàng trai nhìn thẳng vào mắt tôi thật lâu, tôi cảm thấy lúng túng, nhưng không biết phải nói gì hoặc làm gì. May thay tôi chợt nhớ chuyện ban sáng, nên cũng thoát khỏi tình trạng ngượng ngập này, "Anh cá là em rất muốn biết chuyện gì xảy ra lúc sáng". Paul thở dài, "Em cũng không biết mình nghĩ gì nữa". Tôi kể cho Paul nghe những nét chính của câu chuyện, rằng làm thế nào mà người cha đến thuê tôi tìm con trai, rằng ông ta sợ con gặp nguy hiểm ngoài đường, về chuyện bà "Trưởng lão Cái bang" chỉ tôi tới Hampstead và người đàn ông trung niên mặc áo khoác xám ở đường Heath. Rồi sau đó là chuyện tìm thấy tử thi của Adrian Ponting. "Ai, anh nói ai ?", Paul hỏi. "Adrian Ponting", tôi đáp. "Có phải con ông chủ hãng sơn Ponting không ? Tôi gật đầu. "Nhưng em biết, à... trước kia có biết cậu ấy". "Em có ngủ với cậu ấy chưa ?", tôi hỏi trước khi kịp ngậm miệng lại. "Xin lỗi, anh chỉ hơi tò mò một chút". "Một lần", Paul đáp, "Cậu ấy bị rối loạn thần kinh. Cậu ấy sợ đến phát bệnh khi nghĩ đến việc cha mẹ phát hiện cậu ấy là người đồng tính". "Họ biết rồi", tôi nói, "Anh chắc vì thế mới có vụ cãi nhau". "Và bây giờ cậu ấy đã chết. Cảnh sát nghĩ gì ?" "Có ai đó đập vào gáy cậu ta rồi bỏ trốn mất". "Nhưng, xảy ra giữa ban ngày hay sao ? Nghe không lọt tai chút nào". Tôi tán thành, "Cậu ấy đang ở chỗ mà dân gay thường ra đấy hò hẹn, dù khó có thể tin vụ việc xảy ra vào giờ ăn trưa, nhưng người ta vẫn xác định trong một khoảng thời gian gần đấy". "Vậy không ai làm gì sao ?". "Họ sẽ điều tra, anh đoán như thế, nhưng có thể cậu ấy chết sau hai giờ thì người ta mới phát hiện. Khoảng thời gian ấy đủ để thủ phạm cao chạy xa bay. Và nếu như không có đầu mối liên quan tới kẻ tấn công Adrian, thì hơi khó tìm vì chỗ ấy khá hẻo lánh". "Cậu ấy không nên đi ra ngoài mới phải", Paul nói, "Anh định làm gì với vụ này ?" "Anh ư ?", tôi nhìn chàng trai hầu như không nói được lời nào. Nhưng sau đó thì tôi cũng tìm được lời để nói, "Về nhà, anh có thể làm gì được ? Hơn thế nữa, anh cho rằng công việc mình đã kết thúc. Anh đã tìm ra Adrian. Nhiệm vụ đã hoàn thành". Paul lại nhìn tôi, tôi có thể trông thấy cậu ấy tỏ ra thất vọng. Tôi tìm cách chống chế, "Nếu cảnh sát không tìm ra được kẻ giết người, thì anh còn làm gì được nào ?". Paul vẫn nhìn tôi không nói. Đến nước này thì tôi phải đầu hàng thôi. "Thôi được. Anh sẽ dò hỏi quanh đấy xem sao. Để anh tìm xem có ai lảng vảng gần đấy vào lúc ấy hay không. Biết đâu họ có thể cho mình biết đôi điều mà họ không nói với cảnh sát". Đột nhiên, tôi nhớ một chuyện. "Anh có gặp một người đàn ông trung niên ở bên ngoài khu vực trạm xe điện - công viên Belsize, người này nói trông Adrian hoảng sợ lắm. Còn nói rằng cậu ấy cứ ngoáy nhìn sau lưng như có ai theo dõi cậu ấy". Paul mỉm cười. Tôi cảm nhận một bàn tay ấm áp đặt lên gối tôi, bên dưới gầm bàn. "Em biết anh sẽ làm mà". Tôi đặt tay lên bàn tay ấy. Hai chúng tôi ngồi sát, má tựa vào nhau. Tôi muốn hôn chàng trai. "Em tin rằng anh sẽ làm", chàng trai lập lại, "Anh thật tử tế". Tôi tự hỏi, nếu đó là bất kỳ ai khác liệu rằng Paul có đòi hỏi tôi phải đi điều tra hay không. "Làm cho anh đi", tôi nói. Bàn tay chàng trai nhẹ nhàng di chuyển từ gối lên phía trên, lần tới háng tôi. "Muốn về nhà em không ?", chàng trai hỏi. Có chứ ! Tất nhiên là có rồi ! Con cặc tôi bắt đầu cựa quậy. Nhưng.... "Lần cuối, mình làm hấp tấp quá", tôi nói. Không thấy Paul biểu lộ tình cảm gì nhưng bàn tay chàng trai vẫn mò mẫm giữa háng tôi. Tôi nghĩ rằng chàng trai hiểu ý mình. Tôi hôn chàng trai trước khi lên xe về nhà. Ở lối ra vào một cửa hàng, nơi đó không ai thấy chúng tôi. Chàng trai ép sát người vào tôi. Tôi suýt thay đổi ý định không về nhà nữa nhưng chàng trai đẩy tôi ra và bỏ đi không quên nói, "Mong sớm gặp lại anh". Tôi hy vọng đó không phải là sáo ngữ. Sáng hôm sau tôi có việc phải đi sớm. Ý tôi là thật sớm. Bốn giờ. Trước khi bầy chim sẻ chíu chít ngoài cửa sổ, thì có một tiếng ầm ngay cửa trước. Không kịp bật dậy, mắt nhắm mắt mở chỉ thấy đồng hồ báo giờ trên radio chỉ 4 giờ 01 phút, lúc ấy có tiếng la bên ngoài" Cảnh sát đây", rồi nghe có tiếng chân thình thịch ngoài cầu thang. Hai người to cao ập vào phòng ngủ của tôi - cũng không kịp kêu ca phàn nàn, thì lần này càng đáng sợ hơn, hai người lôi xềnh xệch tôi ra khỏi giường, lúc ấy tôi còn trần truồng và đọc lệnh, "Chúng tôi bắt ông vì nghi ngờ ông có liên quan đến vụ sát hại Adrian Ponting. Ông không cần nói gì vì điều ấy sẽ khiến ông lâm vào cảnh bất lợi, mọi điều ông cần trình bày khi được thẩm vấn sẽ là chứng cứ trước phiên tòa. Ông hiểu rõ chứ ?' "Không", tôi nói, nhưng họ chẳng đếm xỉa gì, bắt tôi mặc quần áo vào và đi xuống trạm xe điện ngầm. Thấy tranh cãi cũng vô ích, tôi làm theo những gì họ bảo. Họ cho phép tôi đi tiểu nhưng vẫn để một người đứng bên cạnh trông chừng, sau đó tôi theo họ vào xe cảnh sát, không quên đóng cánh cửa bị phá hỏng lại để tránh người lai vãng khi tôi vắng nhà. "Sẽ có nhân viên cảnh sát quay lại lục soát chỗ này", một viên cảnh sát nói, một câu nói làm tôi đâm bực bội. Tôi có một số hình ảnh "tươi mát" trên đĩa cứng. Tôi không nghĩ những thứ ấy vi phạm luật pháp nhưng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra ? Tại cơ quan cảnh sát, Họ khám xét tôi cẩn thận để chắc rằng trên người tôi không mang theo thứ gì, dù chính mắt họ trông thấy tôi mặc quần áo vào trước đó, rồi sau đó tống tôi vào xà lim. "Tôi cần gọi một luật sư", tôi nói. "Chuyện ấy để sau", viên hạ sĩ chấp pháp nói. "Giờ này không có luật sư nào làm việc đâu", dĩ nhiêu điều này không sai, dù chẳng làm tôi vui lên chút nào. Tôi cố nghĩ xem chuyện gì xảy ra. Không có cách gì mà tôi có khả năng xuất hiện ở đâu đó gần đường Heath đúng vào lúc Adrian bị giết. Người đàn ông mặc áo choàng xám sẽ làm chứng, cho họ biết rằng lúc ây tôi còn ở công viên Belsize, và sau đó là mấy thằng cha ngoài quán rượu. Nói gì đi nữa, nếu tôi thật sự giết Andrian, tại sao tôi phải quay lại hiện trường để xác định có phải là anh ta hay không và còn lộ diện trước cảnh sát nữa chứ ? Không ai ngu ngốc làm như vậy. Bỗng nhiên tôi nhận ra rằng mình đang rơi vào một tình huống bất lợi nên cảm thấy hơi sợ. Một lát sau, một nhân viên cảnh sát mang cho tôi một tách trà sữa. Tôi đành uống mặc dù chẳng thích thú gì với loại thức uống này. "Nhân viên điều tra sẽ đến đây lúc 8 giờ sáng", người này nói với tôi. Tôi ngồi trên ghế băng cứng ngắc, chờ đợi. Một vài "thế kỷ" sau, người ta gọi tôi vào thẩm vấn, một gian phòng nhỏ, không cửa sổ, tường toàn một màu sơn xanh trông đã phát nôn, thoang thoảng mùi thuốc khử. Một bàn, ba ghế . Hai người mặc cảnh phục ngồi kèm tôi ở giữa. Hai người tự giới thiệu là Thanh tra Rees và thám tử Parry. Rees là người cao gầy trông cứ như là một thằng ốm đói. Parry thì còn trẻ, tướng tá dễ coi. Tôi hiểu mình nên im lặng nhưng tôi không thể nhịn được, "Tất cả chuyện này là như thế nào ?". "Hẳn là ông đã được lưu ý trước rồi chứ", thanh tra Rees hỏi. Ông ta quay sang người đồng sự "Cho hỏi, ông Silvain chưa được thông báo gì sao ?". Giọng ông ta khô khốc, có phần gay gắt. "Tôi chẳng hiểu gì hết", tôi nói, "ngày hôm qua tôi mới ở đây. Các ông đều hài lòng về những chuyện tôi kể lại". Rees mở cặp hồ sơ trên bàn. Ông ta mở nhưng chẳng buồn nhìn. "À vâng. Ông đã nói rằng ông nhận được sự ủy thác của ông Bernard Ponting để tìm đứa con trai cho ông ta tên là Adrian". "Đúng vậy", tôi đáp. "Chúng tôi đã thông báo cho ông Ponting về cái chết bất ngờ của con trai ông ta. Ông ta khai là không biết gì về ông cả, ông ấy còn phủ nhận rằng không hề yêu cầu ông tìm kiếm con trai ông ta". Tôi như bị tát vào mặt, không nói được tiếng nào. Tôi nhận ra tình huống tồi tệ ngay trước mắt - tôi đã sa chân vào cái bẫy trong chính công việc của mình. "Tôi cần gặp một luật sư", tôi nói. "Ông có sẳn người nào chưa ?", Thanh tra Rees hỏi với giọng mềm mỏng lịch sự. Tôi ư, dĩ nhiên là không có rồi. tôi chưa từng gặp trường hợp nào phải cần đến luật sư, nên chẳng biết được tên người nào. Tôi lắc đầu. "Ông được quyền yêu cầu tư vấn pháp lý", thanh tra Rees nói, "Chúng tôi có thể tìm cho ông một luật sư. Nhưng không may là ông ấy chỉ bắt đầu làm việc vào 9 giờ 30". "Vậy thì tôi sẽ không nói bất cứ điều gì cho tới khi ông ấy đến đây", tôi đáp. Thanh tra Rees thở dài, cứ như là tiếng thở dài hoàn toàn ngẫu nhiên. "Ông Silvain", viên thanh tra nói, "có thể chúng ta trò chuyện một chút để xem xét lại toàn bộ sự việc trong khi chờ luật sư đến đây". Bắt kẻ sát nhân trong một thời gian ngắn vài giờ chẳng phải là có chứng cứ phạm tội hay sao ? Nghe như chẳng có gì cần phải xem xét hay sắp xếp sự kiện để mà làm gì. "Dĩ nhiên, ông có đầy đủ mọi quyền theo luật định, nhưng hãy đặt mình vào bối cảnh của chúng tôi. Ông có một câu chuyện lạ lùng để coi đó là lý do theo dõi nạn nhân, và lý do đó lại bị bác bỏ bởi chính người ông chỉ danh". "Nhưng tôi đâu có mặt gần đường Heath trong lúc anh ta bị sát hại". "À vâng, người đàn ông mặc áo choàng xám và hai thằng côn đồ ở bên ngoài quán rượu. Tôi e rằng chúng tôi không thể tìm được bất kỳ ai trong số họ. Nhưng ngay cả khi đúng như lời ông nói, vẫn còn có khả năng giết Adrian, sau đó quay lại công viên Belsize, rồi trở lại đường Heath". "Tại sao phải làm như thế ?" "Vâng, đó vẫn còn là câu hỏi, đúng không ? Động cơ gì để ông ra tay giết Adrian Ponting, một thanh niên mà ông đã từng nói rằng chưa hề quen biết, chưa từng gặp trước đó". Viên thanh tra ngồi dựa ngữa ra ghế nhìn tôi. Chuyện này vượt xa sự mong đợi của tôi. Sự tự tin của tôi bắt đầu lung lay. Đến lúc này Parry mới nói. "Ông là người đồng tính phải không ?", người này hỏi. Anh biết người đồng tính làm gì với nhau không ? Đợi chừng nào có, tôi sẽ cho anh biết. Câu chuyện đùa cũ kỹ hiện ra trong đầu. Tôi không thích chút nào. Không nghi ngờ gì nữa, họ đã tìm thấy "chứng cứ" là những tấm hình trên máy tính của tôi. Rõ ràng họ không tìm được thứ gì đặc biệt có liên quan vụ án này, bằng không họ đâu có đưa ra mấy chuyện liên quan giới đồng tính. Tất nhiên là không có chuyện căm ghét hay kỳ thị gì ở đây. Nhưng chuyện ấy khó có sức thuyết phục được. Mà tôi cũng khó lòng phủ nhận. Những thứ này không liên quan gì đến công việc của họ. Bỗng nhiên, tôi cảm thấy mình khá an toàn. "Vâng, chính thế", tôi đáp, "Việc này không vi phạm pháp luật, chắc ông cũng thừa biết rồi đấy". Parry đành phải rút lui, bây giờ tới phiên thanh tra Rees dấn tới tấn công, "Và nếu như ông cố tình gạ gẫm làm chuyện đó với Adrian Ponting trong lúc anh ta lảng vảng trong rừng cây, và với bộ dạng và cái mùi khó ngữi của ông lúc đó, anh ta "đá đít" ông, thì ông vẫn có thể nổi điên và vỗ nhẹ vào gáy anh ta..." "Vỗ nhẹ ư ?", tôi ngạc nhiên nói vì nhớ lại vết loang của máu sau gáy chàng trai, "Chúa ơi, còn nặng hơn thế nữa kia". "Vâng, chẳng qua đó là chuyện rủi ro", thanh tra Rees nói, " Adrian Ponting có cấu trúc vỏ não rất mỏng. Có lẽ anh ta chẳng thể nào biết chuyện ấy, nhưng bất kỳ va chạm nào ở đó đều có thể giết chết anh ta". Viên thanh tra nhìn thẳng vào mắt tôi "Chuyện xảy ra thế nào ?". "Làm sao tôi biết được chứ" "Vậy chuyện của anh ?" "Giống như tôi đã kể cho các ông nghe ngày hôm qua". Không thấy ai nói gì. Tôi cố giữ bình tĩnh. Sau đó nói tiếp, "Các ông không cần ghi âm hay sao ?" "Chỉ là nói chuyện ngoài lề", thanh tra Rees nói, "Không cần phải hình thức như thế". Có tiếng gõ ngoài cửa. Rees trông bực bội ra mặt. Một nhân viên cảnh sát mặc cảnh phục bước vào và thì thào to nhỏ bên tai viên thanh tra. Thanh tra Rees trông càng bực tức hơn. Ông ta đứng dậy bước thẳng ra cửa. Khi đi ngang qua tôi, ông nói, "Cuối cùng thì ông cũng có luật sư rồi. Rõ ràng có ai đó muốn luật sư tới sớm vài giờ". ***************** Hết
Mời các bạn quay về và đọc tiếp truyện khác!